Thành Tiền | 0đ |
---|---|
Tổng Tiền | 0đ |
So sánh Gạo Lứt Trắng và Gạo Lứt Đỏ. Quy trình chế biến gạo là một quá trình phức tạp và tinh vi, bắt đầu từ hạt lúa (hay còn gọi là thóc) và kết thúc với sản phẩm gạo đóng gói hoàn chỉnh trên thị trường
Nghiên cứu so sánh giữa Gạo Lứt Trắng và Gạo Lứt Đỏ: Lựa chọn thông minh cho sức khỏe của bạn
Quy trình chế biến gạo là một quá trình phức tạp và tinh vi, bắt đầu từ hạt lúa (hay còn gọi là thóc) và kết thúc với sản phẩm gạo đóng gói hoàn chỉnh trên thị trường. Gạo được tách thành các phần khác nhau dựa trên qui trình xay xát:
1. Hạt lúa (thóc) : Sau khi bốc vỏ, lượng vỏ trấu (chiếm 20% trọng lượng) được tách bỏ, để lại hạt gạo lứt (chiếm 80%).
2. Gạo lứt : Hạt gạo lứt là hạt gạo mới chỉ bóc tách vỏ trấu, còn lớp cám và mầm gạo. Hạt này có tiềm năng phát triển thành cây lúa.
3. Gạo trắng : Bằng cách loại bỏ lớp cám (chiếm 10%), chúng ta có được gạo trắng với tỷ trọng 70%. Tiếp theo, quá trình lọc trách tấm (chiếm 10%) để thu riêng phần tấm.
4. Gạo trắng nguyên hạt : Sau các bước trên, ta có gạo trắng nguyên hạt (chiếm 60% trọng lượng), sẵn sàng cho các bước chế biến tiếp theo tùy theo nhu cầu của khách hàng.
(Hình: Sơ đồ khối qui trình xay xát gạo cơ bản)
Hạt lúa (thóc) gồm vỏ trấu, vỏ cám, mầm hạt gạo (để nẩy lên cây lúa), và lõi tinh bột bên trong. Vỏ trấu có hai lớp: vỏ ngoài cứng và vỏ trong dày hơn, chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn. Lớp vỏ trấu chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, cùng với các hợp chất khó tiêu hóa như phytate.
III. Gạo lứt trắng và gạo lứt đỏ: Ưu điểm và sự khác biệt
1. Gạo lứt trắng : Gạo lứt trắng là hạt gạo chỉ mới bóc tách vỏ trấu, vẫn còn lớp cám và mầm (để nẩy mầm lên cây lúa cho dòng đời sau). Nếu tách cám, ta có gạo trắng.
Đặc điểm:
• Thường từ các giống lúa thông dụng, đặc sản (không phải là giống lúa màu, lúa thảo dược).
• Gạo lứt trắng từ những loại gạo mềm, ít dẻo thường được người ăn ưa chuộng hơn (chẳng hạn như gạo lứt Đài Loan Gò Công).
• Có lớp cám giàu vitamin và mầm gạo giàu chất GABA.
• Thường được thêm công đoạn nẩy mầm để tăng giá trị dinh dưỡng.
(Hình: hạt gạo lứt của giống lúa hạt tròn sau khi tách bỏ lớp vỏ trấu)
2. Gạo lứt đỏ : Gạo lứt đỏ được làm từ giống lúa đỏ, có lớp cám màu đỏ và mầm gạo.
Đặc điểm:
• Lớp lứt màu đỏ chứa nhiều sắt, có lợi cho tim mạch.
• Mầm gạo lứt đỏ chứa GABA.
• Đa dạng về loại như gạo lứt đỏ Sóc Trăng, gạo Huyết Rồng, gạo đỏ Điện Biên, và nhiều loại khác.
Gạo lứt trắng và gạo lứt đỏ đều giàu dinh dưỡng và chất xơ. Sự lựa chọn phụ thuộc vào nhu cầu và trạng thái sức khỏe:
• Gạo lứt trắng: Thích hợp cho người ăn kiêng, giảm cân, ưa chuộng gạo tốt cho sức khỏe.
• Gạo lứt đỏ: Phù hợp cho người bệnh thiếu máu, cần bổ sung sắt, người tuân thủ chế độ thực dưỡng OSHAWA.
• Phối trộn: Một số người có thể ăn cả hai loại để tận dụng lợi ích của cả hai.
Chúng tôi tự hào đã phục vụ Quý khách hàng trong quá khứ và cam kết tiếp tục đem đến sự tận tâm và hài lòng cho Quý khách hàng trong tương lai. Chúng tôi luôn tuân thủ phương châm "Tận tình – giao hàng nhanh – giải quyết khi có sự cố – tạo sự an tâm và hài lòng cao nhất" để đáp ứng mọi nhu cầu của Quý khách hàng.
Liên hệ:
Địa chỉ:
• Quận 3: 453/86 Lê Văn Sỹ, P.12, Q.3, TP.HCM
• Quận 10: 644/4/3 Đường Ba Tháng Hai,
• Thủ Đức: 16 đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), P. Phước Long B, TP.Thủ Đức, TP.HCM
• Điện thoại/zalo: 0902 58 1717
• E-mail: phanthanhhieu.png@gmail.com
• Website : visuckhoemoinguoi.vn